Trần Thị Thanh Thúy
Trần Thị Thanh Thúy | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thông tin cá nhân | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sinh | 12 tháng 11, 1997 [1] Dĩ An, Bình Dương, Việt Nam[2] | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chiều cao | 1,90 m (6 ft 3 in)[3] | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trọng lượng | 74 kg (163 lb)[4] | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tầm đánh | 3,12 m (10 ft 3 in) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tầm chắn | 3,03 m (9 ft 11+1⁄2 in) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thông tin bóng chuyền | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vị trí | Chủ công | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu lạc bộ hiện tại | Kuzeyboru | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Số áo | 3 (ĐTQG) 12 (CLB) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đội tuyển quốc gia | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2014 - hiện tại 2017-2019 | Việt Nam U23 Việt Nam | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thành tích
|
Trần Thị Thanh Thúy (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1997),[5] còn được biết đến với biệt danh 4T,[6] là vận động viên bóng chuyền nữ. Thanh Thuý là thành viên của Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam từ năm 2014.[7] Hiện cô là đội trưởng của Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam[8] và thi đấu cho câu lạc bộ Kuzeyboru của Thổ Nhĩ Kỳ.[9]
Tuổi thơ
[sửa | sửa mã nguồn]Trần Thị Thanh Thúy là người quê Hà Nam nhưng sinh ra và lớn lên ở Bình Dương.[10] Bố của cô là viên chức ngành giao thông, còn mẹ cô là giáo viên.[11] Năm 12 tuổi, cô đã đạt chiều cao 1m78.[12][13] Dù chưa từng chơi nhưng cô đã đam mê bóng chuyền và thường xuyên theo dõi những trận đấu môn thể thao này.[11] Cô được Câu lạc bộ bóng chuyền VTV Bình Điền Long An chú ý đến vì chiều cao của mình. Do cao hơn quá nhiều so với các vận động viên đồng trang lứa nên ban huấn luyện VTV Bình Điền Long An đã phải xác minh nhiều nguồn để xác định tuổi thật của Thúy đúng là 12.[12] Cựu huấn luyện viên Lương Khương Thượng đã đến nhà để thuyết phục gia đình Thanh Thúy cho cô đi học bóng chuyền. Gia đình đã từ chối vì mong muốn cho con gái theo học văn hóa và thấy con đường vận động viên vừa vất vả, vừa bấp bênh.[11]
Sau nhiều lần cố gắng thuyết phục, gia đình Thanh Thúy đã chấp nhận cho con theo nghề bóng chuyền và Thanh Thúy gia nhập đội trẻ Bình Điền Long An.[11] Đây được coi là trung tâm đào tạo bóng chuyền hàng đầu Việt Nam.[10] Khi thi tuyển vào đội trẻ, cô đã bị các bạn trong đội nghi ngờ ăn gian tuổi.[12]
Các bạn cứ nghĩ em ăn gian tuổi làm em rất xấu hổ. Khi đó em đã khóc rất nhiều, nhưng được các thầy, cô động viên nên đã vượt qua cú sốc đầu tiên.
— Trần Thị Thanh Thúy
Ở đội trẻ, huấn luyện viên Lương Khương Thượng đã viết một lộ trình đào tạo riêng cho Thanh Thúy.[11] Cô đã luyện tập, rèn giũa kết hợp với thi đấu cọ xát ở đội trẻ trong 3 năm.[10]
Sự nghiệp thi đấu
[sửa | sửa mã nguồn]2013-2015: Những năm đầu sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời gian chủ công Kim Đính bị chấn thương, Thúy đã được đôn từ đội trẻ lên đội chính để tham dự Cúp VTV Bình Điền 2013 dù lúc đó cô chưa đủ 16 tuổi. Cầu thủ Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã đánh giá cô cùng với Lê Thanh Thúy là hai gương mặt nổi bật xuất hiện tại giải đấu đó và "sẽ làm mưa làm gió ở làng bóng chuyền nữ".[14]
Đầu năm 2014, Trần Thị Thanh Thúy được câu lạc bộ đưa lên đội chính. Cô trở thành nhân tố quan trọng giúp đội bóng này giành ngôi á quân giải bóng chuyền vô địch quốc gia,[15] tham dự VTV Cup 2014 như vận động viên dự bị chiến lược.[16] Năm 2015, nữ vận động viên đạt chiều cao 1m90.[17] Cô tiếp tục thi đấu ở đội VTV Bình Điền Long An, nhận giải vận động viên trẻ triển vọng tại Cúp VTV Bình Điền 2015[18] và giành ngôi vô địch cúp Hùng Vương.[12] Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, cô tham dự giải vô địch châu Á 2015, SEA Games 28 và VTV Cup 2015.[19]
2016-2017: Lên ngôi tại giải vô địch quốc gia Thái Lan và giải vô địch quốc gia Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 4 tháng 1 năm 2016, cô đầu quân cho câu lạc bộ Bangkok Glass (Thái Lan) - đội vừa giành ngôi ở Giải vô địch bóng chuyền các câu lạc bộ nữ châu Á. Cô thi đấu giai đoạn lượt về[20] và giúp câu lạc bộ này bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền vô địch quốc gia Thái Lan.[12] Cùng năm đó, Trần Thị Thanh Thúy nhận được học bổng cho bốn năm học tại Đại học Oregon State (Mỹ) nhưng không thể sang Mỹ theo học do đang bận thi đấu.[12] Sau đó vận động viên tham dự VTV Cup 2016, giành danh hiệu chủ công xuất sắc nhất.[21] Cuối năm 2016, Thanh Thúy thi đấu không tốt tại vòng 2 Giải vô địch quốc gia Việt Nam và từ chối lời mời của Bangkok Glass tham dự giải vô địch quốc gia Thái Lan 2016-2017.[22]
Năm 2017, cô vừa thi đấu câu lạc bộ VTV Bình Điền Long An tại giải vô địch quốc gia và Cúp VTV9 Bình Điền, vừa cùng đội tuyển quốc gia dự VTV Cup, giải vô địch châu Á, giải U23 nữ châu Á và SEA Games 29.[23] Cô giành danh hiệu cá nhân "Chủ công xuất sắc nhất" ở VTV Cup và giải U23 nữ châu Á[22][24] và cùng VTV Bình Điền Long An lên ngôi vô địch tại Giải vô địch quốc gia Việt Nam.[25]
2017-2019: Thi đấu ở Đài Loan và Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Mùa giải 2017-2018, cô gia nhập câu lạc bộ Attack Line của Đài Loan và trở thành vận động viên bóng chuyền Việt Nam đầu tiên ở một câu lạc bộ ngoài khu vực Đông Nam Á.[26] Cô trở thành chủ công ghi nhiều điểm nhất của câu lạc bộ với 147 điểm sau 8 trận.[27] Trong năm 2018, cô trở về VTV Bình Điền Long An dự giải vô địch quốc gia[28] và cùng câu lạc bộ bảo vệ thành công danh hiệu vô địch giải đấu này.[29] Ở đội tuyển quốc gia, cô tham dự VTV Cup,[30] Đại hội Thể thao Châu Á[31] và Cúp Châu Á.[32]
Sau khi giải quốc gia Việt Nam 2018 kết thúc, Thanh Thúy quay lại Đài Loan và tiếp tục thi đấu cho Attack Line.[33] Ở giải vô địch quốc gia Đài Loan 2018-2019, cô cũng ra sân 8 trận và ghi được 158 điểm.[34] Ở Giải U23 châu Á 2019, Thanh Thúy là chủ công xuất sắc nhất và giúp Việt Nam giành hạng 3 chung cuộc.[35] Tại lượt đi ASEAN Grand Prix 2019, Thanh Thúy và các đồng đội thi đấu không thành công, thua cả 3 trận và xếp thứ 4 trên 4 đội.[36]
2019-2024: Thi đấu ở Nhật Bản
[sửa | sửa mã nguồn]Mùa giải 2019-2020, cô thi đấu cho đội bóng chuyền nữ Denso Airybees ở Nhật Bản.[34] Ở mùa giải này, cô ít được ra sân thi đấu.[37] Denso Airy Bees đã đề nghị Thanh Thúy ký hợp đồng mới,[38] nhưng cô trở về nước và thi đấu tại Giải vô địch quốc gia 2020.[39] Nửa đầu năm 2021, cô cùng VTV Bình Điền Long An vô địch Cúp Hoa Lư,[40] giành vị trí nhì bảng B vòng 1 giải vô địch quốc gia Việt Nam[41] và vô địch Cúp Hùng Vương.[42]
Tháng 6 năm 2021, PFU Blue Cats - một đội bóng khác ở Nhật Bản - đã liên hệ với VTV Bình Điền Long An để ký hợp đồng với Trần Thị Thanh Thúy. Cô thi đấu cho câu lạc bộ này 3 mùa, từ 2021 đến 2024.[34] Ở đó cô được ra sân nhiều trận nhưng chủ yếu đánh phụ công, trái với sở trưởng chủ công của nữ vận động viên.[43] Trong thời gian 2022-2023, cô có những lần lên đội tuyển quốc gia để dự nhiều giải đấu. Năm 2022, cô tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á,[44] Cúp bóng chuyền nữ châu Á[45] và ASEAN Grand Prix.[46] Năm 2023 cô tham gia Cúp Bóng chuyền Thách thức Nữ Châu Á,[47] Đại hội Thể thao Châu Á,[48] Giải Vô địch Các câu lạc bộ Nữ Châu Á , Giải vô địch các câu lạc bộ nữ thế giới và FIVB Challenger Cup.[11] Tại Cúp Bóng chuyền Thách thức Nữ Châu Á và Giải Vô địch Các câu lạc bộ Nữ Châu Á, Thanh Thúy đều giành 2 danh hiệu cá nhân "Vận động viên xuất sắc nhất" và "Chủ công xuất sắc nhất" và giúp đội tuyển Việt Nam giành ngôi vô địch.[49][47]
Đầu năm 2024, cô gặp chấn thương đầu gối khi đang thi đấu ở Nhật Bản. Do mong muốn sớm được thi đấu trở lại, cô đã tập luyện khi chưa hoàn toàn hồi phục và bị tái phát chấn thương nhiều lần.[50] Tháng 4 năm 2024, cô hết hạn hợp đồng với câu lạc bộ Nhật Bản và về nước, tham dự Cúp VTV9 – Bình Điền 2024.[51][52] Tháng 5 năm đó, cô tham dự Cúp Thách thức Nữ Châu Á 2024 cùng đội tuyển Việt Nam nhưng không thi đấu trận nào do chấn thương đầu gối chưa bình phục. Sau khi Việt Nam vô địch Cúp Thách thức Nữ Châu Á và giành quyền tham dự FIVB Challenge Cup 2024, Thanh Thúy về Thành phố Hồ Chí Minh chữa trị chấn thương rồi trở lại đội tuyển và được đăng ký vào đội hình tham dự giải này.[53]
2024-nay: Chuyển đến câu lạc bộ Kuzeyboru (Thổ Nhĩ Kỳ)
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 4 năm 2024, đội bóng chuyền nữ Kuzeyboru ở Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã kí hợp đồng với Thanh Thúy.[9]
Đánh giá
[sửa | sửa mã nguồn]Với chiều cao vượt trội, cô được gọi là "khủng long" của bóng chuyền nữ Việt Nam.[16] Năm 2017, trên báo Nhân dân cây viết bóng chuyền kỳ cựu Nguyễn Lưu đã đánh giá Thanh Thúy có lợi thế về thể hình, lối đánh hiện đại, nhưng chưa phải tuyển thủ có tầm bật đà và bật chắn cao. Tờ báo cũng trích dẫn đánh giá của giới chuyên môn, cho rằng Trần Thị Thanh Thúy là chủ công có lối chơi hiện đại nhất bóng chuyền nữ Việt Nam thời điểm đó, có khả năng tấn công hàng sau và có "miếng đánh" hiếm.[12] Năm 2020, báo Thanh niên dẫn lời trang SMMSport (Thái Lan) coi Thúy là tay đập chủ lực của Bangkok Glass, xếp nữ vận động viên vào danh sách 7 ngoại binh xuất sắc nhất tại giải bóng chuyền Thái Lan.[54] Báo Lao động đánh giá cô là ngôi sao số 1 của bóng chuyền nữ Việt Nam,[55] trong khi báo Công an nhân đân đã đánh giá cô là vận động viên xuất ngoại thành công nhất của thể thao Việt Nam.[11]
Thông tin khác
[sửa | sửa mã nguồn]Nhiều cơ quan truyền thông từng đưa tin Trần Thị Thanh Thúy có chiều cao là 1,93 m.[56] Tuy nhiên, theo danh sách đội hình Cúp Thách thức Châu Á 2023, cô có chiều cao 190 cm với cân nặng 73 kg, tầm đánh 310 cm, tầm chắn 293 cm.[4] Trong chương trình Giấc mơ thể thao trên VTVCab, Thanh Thuý đã xác nhận chiều cao thật của cô là 1m90.[3]
Thành tích
[sửa | sửa mã nguồn]Thành tích cùng đội tuyển quốc gia
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải vô địch châu Á 2015: Hạng 5[57]
- Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015: Huy chương bạc[58]
- Giải bóng chuyền nữ U23 châu Á 2017: Hạng 3[59]
- Giải vô địch châu Á 2017: Hạng 5[60]
- Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017: Huy chương đồng[61]
- Đại hội Thể thao Châu Á 2018: Hạng 6[31]
- Cúp bóng chuyền nữ châu Á 2018: Hạng 5[62]
- Giải bóng chuyền nữ U23 châu Á 2019: Hạng 3[35]
- ASEAN Grand Prix 2019 – Lượt đi: Hạng 4[36]
- Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021: Huy chương bạc[44]
- Cúp bóng chuyền nữ châu Á 2022: Hạng 4[45]
- ASEAN Grand Prix 2022: Á quân[46]
- Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023: Huy chương bạc[63]
- Cúp Bóng chuyền Thách thức Nữ Châu Á 2023: Vô địch[47]
- FIVB Challenger Cup 2023: Hạng 8[64]
- SEA V.League 2023 – Lượt đi: Á quân[65]
- Giải vô địch bóng chuyền nữ châu Á 2023: Hạng 4
- Đại hội Thể thao Châu Á 2022: Hạng 4[66]
- FIVB Challenge Cup 2024: Hạng 3
Thành tích cùng câu lạc bộ
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải vô địch quốc gia Việt Nam 2014: Á quân[15]
- Giải vô địch quốc gia Việt Nam 2015: Bán kết[67]
- Giải vô địch quốc gia Thái Lan 2015-2016: Vô địch[12]
- Giải vô địch quốc gia Việt Nam 2016: Hạng 3[68]
- Giải vô địch quốc gia Việt Nam 2017: Vô địch[25]
- Giải vô địch quốc gia Đài Loan 2017-2018: Hạng 3[69]
- Giải vô địch quốc gia Việt Nam 2018: Vô địch[29]
- Giải vô địch quốc gia Việt Nam 2022: Hạng 3[70]
- Giải Vô địch Các câu lạc bộ Nữ Châu Á 2023: Vô địch[71]
Danh hiệu cá nhân
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải bóng chuyền nữ trẻ toàn quốc 2013, 2014: Vận động viên triển vọng nhất[72]
- Giải bóng chuyền nữ cúp Đạm Cà Mau 2015: Vận động viên xuất sắc toàn diện[73]
- Cúp VTV Bình Điền 2015: Vận động viên trẻ ấn tượng[18]
- VTV Cup 2017: Chủ công xuất sắc nhất[24]
- Giải bóng chuyền nữ U23 châu Á 2017: Chủ công xuất sắc nhất[22]
- Cúp VTV Bình Điền 2018: Chủ công xuất sắc nhất[74]
- VTV Cup 2018: Vận động viên toàn diện nhất[30]
- Giải bóng chuyền nữ U23 châu Á 2019: Chủ công xuất sắc nhất[35]
- ASEAN Grand Prix 2022: Chủ công xuất sắc nhất[46]
- Giải Vô địch Các câu lạc bộ Nữ Châu Á 2023: Vận động viên xuất sắc nhất[75]
- Giải Vô địch Các câu lạc bộ Nữ Châu Á 2023: Chủ công xuất sắc nhất[49]
- Cúp Bóng chuyền Thách thức Nữ Châu Á 2023: Vận động viên xuất sắc nhất[47]
- Cúp Bóng chuyền Thách thức Nữ Châu Á 2023: Chủ công xuất sắc nhất[47]
- SEA V.League 2023 – Lượt đi: Chủ công xuất sắc nhất[65]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Trần Thị Thanh Thúy - VĐV cao nhất làng bóng chuyền nữ Việt Nam”. vtv.vn. 14 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2015. Truy cập 30 tháng 7 năm 2015.
- ^ Trung Dân (16 tháng 11 năm 2009). “Một VĐV bóng chuyền nữ 12 tuổi cao 1,78m!”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b Viết Thành (28 tháng 5 năm 2024). “Tiết lộ chiều cao thực của Trần Thị Thanh Thúy, giật mình với con số được chính ngôi sao bóng chuyền hay nhất VIệt Nam tiết lộ”. thethaovanhoa.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b “Daily Bulletin 1 - AVC Challenge Cup 2023” (PDF). asianvolleyball.net. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam tập trung: Trẻ hóa và sự tranh cãi - VnExpress Thể thao”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 14 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Năm thành công của bóng chuyền nữ Việt Nam, 4T Thanh Thúy ẵm cú đúp giải thưởng Cúp Chiến Thắng 2023”. Báo điện tử VTV. 17 tháng 1 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Trần Thị Thanh Thúy - VĐV cao nhất làng bóng chuyền nữ Việt Nam”. Tin Thể thao. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập 22 tháng 6 năm 2014.
- ^ Minh Phong (21 tháng 5 năm 2024). “Thanh Thúy làm đội trưởng tuyển bóng chuyền Việt Nam dự AVC Challenge Cup”. Báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b thanhnien.vn (25 tháng 4 năm 2024). “CLB châu Âu chính thức ra mắt 'chân dài bóng chuyền' 1,93 m Thanh Thúy”. thanhnien.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c PV (30 tháng 8 năm 2020). “Chuyện lạ về Trần Thị Thanh Thúy 1m93 - nữ VĐV bóng chuyền cao nhất Việt Nam”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c d e f g Khánh An (2 tháng 5 năm 2024). “Trần Thị Thanh Thúy: Vận động viên xuất ngoại thành công nhất lịch sử thể thao Việt Nam”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c d e f g h Diệp Chi (25 tháng 7 năm 2017). “Giấc mơ "vàng" của tay đập cao nhất bóng chuyền nữ”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ Trung Dân (16 tháng 11 năm 2009). “Một VĐV bóng chuyền nữ 12 tuổi cao 1,78m!”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Thanh Lâm (13 tháng 3 năm 2013). “Gìn giữ tài năng”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b Minh Phong (6 tháng 11 năm 2023). “Phong độ chói sáng của ngôi sao bóng chuyền Trần Thị Thanh Thuý”. Báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b “Chuyện lạ về nữ VĐV bóng chuyền mang biệt danh 'khủng long'”. Báo điện tử Tiền Phong. 28 tháng 5 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ Tạ Hiến (29 tháng 7 năm 2015). “VTV Cup 2015: Trần Thúy tiết lộ chiều cao đã chạm mốc 1m90”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b “Giải bóng chuyền nữ quốc tế - Cúp VTV Bình Điền 2015: CLB của Triều Tiên vô địch”. dangcongsan.vn. 30 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Trần Thị Thanh Thúy: Tương lai của bóng chuyền Việt Nam”. thethaobinhdienlongan.vn. 12 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ T.Phúc (28 tháng 12 năm 2015). “Thanh Thúy đầu quân CLB bóng chuyền vô địch châu Á Bangkok Glass”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ Tuấn Hiệp (15 tháng 10 năm 2016). “Các danh hiệu tại giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup 2016 – Tôn Hoa Sen”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c Huy Quang (24 tháng 5 năm 2017). “Trần Thị Thanh Thúy đi vào lịch sử bóng chuyền Việt Nam”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ Lê Quang (30 tháng 12 năm 2017). “Chủ công Trần Thị Thanh Thúy: Nhà vô địch bận rộn nhất năm 2017”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b “Các giải thưởng cá nhân và tập thể tại giải bóng chuyền nữ Quốc tế VTV Cup Tôn Hoa Sen 2017”. Báo điện tử VTV. 15 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b H.A (22 tháng 12 năm 2017). “Kết thúc Giải Bóng chuyền Vô địch quốc gia PV Gas 2017: Mãn nhãn”. suckhoedoisong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ Diệp Chi (20 tháng 10 năm 2017). “Khi ao làng đã trở nên chật hẹp”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ TH (18 tháng 10 năm 2021). “Chủ công Trần Thị Thanh Thúy 1m93 và 4 lần xuất ngoại”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Thanh Lâm (9 tháng 3 năm 2018). “Giải bóng chuyền VĐQG 2018: Sai một li sẽ đi cả dặm!”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b Đông Linh (28 tháng 12 năm 2018). “Bình Điền Long An bảo vệ thành công ngôi Hậu bóng chuyền”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b “Các danh hiệu cá nhân VTV Cup Ống nhựa Hoa Sen 2018: Trần Thị Thanh Thuý toàn diện nhất, Đặng Thị Kim Thanh đoạt danh hiệu Hoa khôi”. Báo Điên tử VTV. 11 tháng 8 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b Hoàng Huê (14 tháng 9 năm 2023). “Tâm thế mới của bóng chuyền nữ Việt Nam tại ASIAD 19”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Lê Thành (14 tháng 11 năm 2019). “VIDEO: Trần Thị Thanh Thúy toả sáng tại Cup châu Á 2018”. doisongphapluat.nguoiduatin.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Vương Văn Thắng (16 tháng 12 năm 2018). “Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục xuất ngoại du đấu”. doisongphapluat.nguoiduatin.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c HT (15 tháng 2 năm 2024). “Thanh Thúy lập toàn thành tích đặc biệt, khẳng định đẳng cấp ngôi sao ở 3 giải đấu quốc tế sau 8 năm xuất ngoại”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c H.T (22 tháng 7 năm 2019). “Giải bóng chuyền nữ U23 châu Á 2019: Trung Quốc vô địch lần 2, Thanh Thúy là chủ công xuất sắc nhất”. Báo Điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b N.H (23 tháng 9 năm 2019). “Bóng chuyền nữ Việt Nam dừng chân tại Vòng 1 giải Bóng chuyền ASEAN Grand Prix 2019”. tdtt.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Nguyễn Hà (27 tháng 9 năm 2021). “Trần Thị Thanh Thúy và khát vọng thành danh ở Nhật Bản”. Znews.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Anh Tâm (20 tháng 4 năm 2020). “CLB Denso Airy Bees đề nghị VĐV bóng chuyền Thanh Thúy ký hợp đồng mới”. baodongnai.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Trần Thị Thanh Thúy và đồng đội chịu khuất phục trước Kinh Bắc Bắc Ninh”. baodongkhoi.vn. 9 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Nguyên Phương (27 tháng 3 năm 2021). “Chung kết Cúp bóng chuyền Hoa Lư - Bình Điền 2021: VTV Bình Điền Long An và Tràng An Ninh Bình lên ngôi vô địch”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ Nhựt Quang (23 tháng 5 năm 2021). “'Khủng long' bóng chuyền Trần Thị Thanh Thúy lại được mời sang Nhật Bản thi đấu”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ Minh Chiến (20 tháng 4 năm 2021). “Chung kết Cúp Hùng Vương 2021: VTV Bình Điền Long An lên ngôi ngọt ngào”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
- ^ HT (9 tháng 10 năm 2023). “Thanh Thúy trở lại PFU Blue Cats với 'vai trò lạ' từng lập kỷ lục ghi điểm, vượt qua cả hai tuyển thủ Thái Lan nổi tiếng”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b Trường Giang (22 tháng 5 năm 2022). “Bóng chuyền nữ Việt Nam lỡ hẹn HCV SEA Games 31”. VOV.VN. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b Thiên Bình (29 tháng 8 năm 2022). “Bóng chuyền nữ Việt Nam đạt hạng Tư giải châu Á AVC Cup 2022”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c Quỳnh Anh (12 tháng 9 năm 2022). “'Sếu vườn' Thanh Thúy được vinh danh ở giải bóng chuyền Asean Grand Prix”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b c d e Đức Khuê (25 tháng 6 năm 2023). “Thanh Thúy nhận giải Cầu thủ xuất sắc nhất AVC Challenge Cup 2023”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Hoài Việt (7 tháng 9 năm 2023). “Thanh Thuý dự ASIAD 19, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đặt mục tiêu ra sao?”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b Minh Chiến (2 tháng 5 năm 2023). “Cúp các CLB nữ châu Á 2023: Việt Nam và ngôi vô địch lịch sử”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Hoàng Huê (30 tháng 5 năm 2024). “Thanh Thúy tiếc nuối vì nôn nóng thi đấu khiến chấn thương lâu hồi phục”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Hoàng Huê (21 tháng 12 năm 2023). “Thanh Thuý trở lại thi đấu ở giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Duy Nam; Nguyễn Đăng (12 tháng 5 năm 2024). “Thanh Thúy chưa để lại dấu ấn trong ngày trở lại VTV Bình Điền Long An”. laodong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Minh Chiến (18 tháng 6 năm 2024). “Chủ công Trần Thị Thanh Thúy hội quân cùng đồng đội ở Quảng Ninh”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Hoàng Quỳnh (18 tháng 4 năm 2020). “Ngọc Hoa, Thanh Thúy là ngoại binh xuất sắc nhất bóng chuyền Thái Lan”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ An Nguyên (25 tháng 12 năm 2023). “Thanh Thúy và những chủ công xuất sắc của bóng chuyền nữ Việt Nam”. Báo Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Hoàng Quỳnh (9 tháng 11 năm 2021). “Thanh Thúy thăng hoa, bóng chuyền Việt Nam hưởng lợi”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Việt Nam tranh hạng 5 với Nhật Bản tại giải vô địch bóng chuyền nữ châu Á 2015”. dangcongsan.vn. 27 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Ngày 15-6, SEA Games 28: Bóng chuyền nữ về nhì”. qdnd.vn. 15 tháng 6 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ “U.23 nữ Việt Nam giành HCĐ Giải bóng chuyền Châu Á 2017”. laodong.vn. 23 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ Nhật Trường (19 tháng 8 năm 2017). “Thanh Thúy hiệu quả nhất giải châu Á, Việt Nam "mơ vàng" SEA Games?”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ Lâm Thỏa (26 tháng 8 năm 2017). “Bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu đứng ngoài top 2 SEA Games sau 16 năm”. VnExpress.
- ^ Hữu Thái (24 tháng 8 năm 2018). “Trận tranh hạng 5 cúp bóng chuyền châu Á: Việt Nam 3-0 Hàn Quốc”. bongdaplus.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Thắng nhọc Indonesia, bóng chuyền nữ Việt Nam gặp Thái Lan ở chung kết SEA Games 32”. Báo Thanh niên. 14 tháng 5 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Đại Nam (28 tháng 7 năm 2023). “Thanh Thúy ghi điểm đẳng cấp thế giới, sao bóng chuyền Pháp nói điều bất ngờ”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ a b HT (7 tháng 8 năm 2023). “Thanh Thúy liên tiếp nhận tin cực vui ngay sau SEA V.League 2023 lượt đi”. thethaovanhoa.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Thiên Bình (7 tháng 10 năm 2023). “ASIAD 2023 ngày 7/10: Bóng chuyền nữ hụt HCĐ, cầu mây có thêm HCB”. VietNamNet. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Thông tin Liên Việt Postbank lần thứ 4 vô địch giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2015”. dangcongsan.vn. 30 tháng 11 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ Đồng Bằng (19 tháng 12 năm 2016). “Kết thúc giải bóng chuyền VĐQG 2016: 2 đội Vĩnh Long giành quyền trụ hạng”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ An Nguyên (11 tháng 1 năm 2024). “Một năm thi đấu tỏa sáng và phần thưởng xứng đáng của Thanh Thuý”. Báo Lao động. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Chủ công Trần Thị Thanh Thúy sẽ tham dự Cúp VTV9-Bình Điền 2024”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 27 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ “Vì sao Thanh Thúy không thi đấu vòng 1 giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024?”. laodong.vn. 16 tháng 3 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Mộc Miên (17 tháng 1 năm 2024). “"Khủng long" bóng chuyền Thanh Thúy giành "cú đúp" giải thưởng Cúp Chiến thắng 2023”. Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2024.
- ^ “VTV Bình Điền Long An sau cúp PV: Thanh Thúy xuất sắc toàn diện”. volleyball.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 15 tháng 8 năm 2015.
- ^ “Cúp VTV9 Bình Điền 2018: Chủ công BIP toàn diện nhất, Sabina giành giải Miss Volleyball”. Báo điện tử VTV. 20 tháng 5 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
- ^ Hoàng Quỳnh (30 tháng 1 năm 2024). “Ngôi sao bóng chuyền Thanh Thúy trước cơ hội 'tung cánh' ở châu Âu”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.